Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử UBND Xã Trà Dơn

Giới thiệu chung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ TRÀ DƠN

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

- Phía Bắc giáp     : Giáp huyện Bắc Trà My và xã Trà Leng

- Phía Nam giáp   : xã Trà Cang, Trà Tập và tỉnh Kon Tum

- Phía Đông giáp  : xã Trà Tập và xã Trà Mai

- Phía Tây giáp     : xã Trà Leng

* Tổng diện tích tự nhiên:  10.408,31ha.

* Phân bố dân cư trên toàn xã gồm 05 thôn/27 nóc: Thôn 1 gồm 244 hộ với 1.081 khẩu, thôn 2 gồm 159 hộ với 716 khẩu, thôn 3 gồm 76 hộ với 407 khẩu, thôn 4 gồm 114 hộ với 480 khẩu, thôn 5 gồm 56 hộ với 237 khẩu  

- Tọa độ lưới km2 của xã là: X: 525640 – 538750, Y: 1674720 – 1689400

+ Khí hậu

Xã Trà Dơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa thung lũng với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 với gió mùa TâyNam và nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình giao động từ 200C đến 380C). Mùa nóng kéo dài trong năm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 với gió mùa Đông bắc, mưa và nhiệt độ thấp trong thời gian dài do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn. Lượng mưa trung bình năm là 4.730mm chủ yếu trong tháng 10 và 12 dương lịch dẫn đến lũ lụt và xói mòn đất. Độ ẩm không khí bình quân là 88%.

Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam với tần suất biến độ trung bình 22-48% trong tháng 7. Gió Tây Nam kéo dài cùng với nhiệt độ cao ảnh hưởng nhiều đến năng suất nông nghiệp, đặc biệt là với lúa rẫy và ngô. Gió Đông Bắc thường diễn ra trong tháng 9 đến tháng 2, mang lại lượng mưa lớn và nhiệt độ thấp cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cây trồng và vật nuôi.

+ Xã Trà Dơn là xã miền núi và trong địa bàn có một số sông suối và thung lũng. Các khu dân cư ven sông suối tương đối bằng phẳng, còn hầu hết là núi cao, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh, nhất là vùng giáp ranh với tỉnh Kon Tum phía Nam của xã, vì vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế nhất là mặt bằng để sản xuất lúa nước. Xã Trà Dơn là xã nằm trong hệ thống sông Tranh (Sông Đak Di) thượng nguồn từ thôn 4 xã Trà Nam chảy về, trên địa bàn xã có nhiều sông suối, như sông Nước Sú, Nước Xia, Nước Pú bắt ngồn từ vùng giáp ranh tỉnh Kon Tum. Ngoài ra còn có một số dòng chảy lớn như: Sông Nước Ta, Sông Móc Vía... và một số dòng suối nhỏ khác đều chảy về Sông Tranh. Những dòng nước cung cấp các yêu cầu cần thiết cho các vùng đất nông nghiệp. Hộ gia đình trong xã sử dụng nước từ các suối để tắm, rửa, và sinh hoạt.

Trà Dơn là một trong những xã có hệ thống lưu vực rừng đầu nguồn của hệ thống sông Tranh, cung cấp nguồn nước chính cho nhà máy Thủy điện sông Tranh 2. Các khu rừng tự nhiên ở Trà Dơn được công nhận là rất giàu về đa dạng sinh học với nhiều loài hoang dã của thực vật và động vật, nhất là vùng giáp ranh với tỉnh Kon Tum. Các loài thú lớn được phát hiện trong những năm gần đây như Nai, Mang lớn, Sơn Dương, Vượn, Voọc, Khỉ, Gấu...đều được ghi nhận. Thực vật rừng có các loài như Chò các loại, Giỗi, Xoan Đào, Gụ mật, Sơn huyết... Các loại lâm sản ngoài gỗ như Song mây, bông đót, Lồ ô, nứa, nấm dù, Sâm cau, mật ong và một số thảo dược khác có vị thuốc chữa bệnh rất tốt. 

2. Thông tin kinh tế xã hội cơ bản

Thông tin

Số liệu

Dân số

 

Tổng dân số

3154 người

Mật độ dân số

33 người/km2

Số hộ

677 hộ

Số khẩu trung bình/hộ

4,4 khẩu/hộ

 

 

Tỷ lệ nam giới

50,29%

Số lao động

1.343 người (nam: 655 người; nữ: 688 người)

Trình độ văn hóa

Đa số tiểu học

Sinh kế và nghèo đói

 

Thu nhập trung bình

2,4triệu VND/năm/lao động (trung bình 2 lao động/hộ)

Nguồn thu nhập

Nông, lâm nghiệp là chính

Số hộ nghèo

485 hộ

Số hộ cận nghèo

107  hộ

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

71,6%

Số hộ nghèo chủ hộ là nam

 

Số hộ nghèo chủ hộ là nữ

 

Dân tộc thiểu số

CaDong chiếm 2.974 người Kinh chiếm 193 người, Mơ nông chiếm 49 người, dân tộc khác 5 người

Tổng số người dân tộc

3154 người

 + Dân số và lao động: Xã Trà Dơn có dân số là 3154người/677hộ. Mật độ dân số khá thấp (33 người/km2) trung bình là 4,4 khẩu/hộ. Số lượng lao động là 1.343 người.

Trẻ em trong xã được đi học mẫu giáo và các bậc giáo dục cao hơn. Tuy nhiên trẻ em thường bỏ học khi học đến lớp 9, do đó hầu hết trẻ em chỉ có hoàn thành bậc tiểu học. Trẻ em nam thường được ưu tiên đi học nhiều hơn số trẻ em nữ.

Người CaDong chiếm 91,56% dân số toàn xã, Kinh chiếm 6,61% Mơ nông chiếm 1,67% , dân tộc khác chiếm 0,17%. 

Phong tục tập quán: Người dân thường tổ chức ăn Tết theo mùa vụ trong năm, người dân tổ chức làm lợn, gà, nếp ống, nấu rượu cần để mừng mùa vụ đã qua,  cầu chúc sức khoẻ, cầu được mùa. Theo phong tục hàng năm người dân còn tổ chức lễ hội đâm trâu, nhưng do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, 10 năm trở lại đây người dân không tổ chức được lễ hội này. 

Trước đây, người Ca dong cũng từng du canh du cư để trồng lúa nương. Tuy nhiên từ năm 1998, người dân đã ý thức được công tác bảo vệ rừng họ đã dừng việc chặt phá rừng tự nhiên để làm rẫy. Hiện tại người Ca Dong vẫn trồng cả lúa nương và lúa nước.

Dân tộc Ca Dong nam giới được coi là người chủ gia đình và là người thừa kế tài sản. Về mặt xã hội, có sự bình đẳng giữa nam và nữ đặc biệt nhờ sự ảnh hưởng của Hội Phụ nữ. Phụ nữ có nhiều cơ hội hơn được tham gia các hoạt động cộng đồng và xã hội. Trên thực tế, phụ nữ thường tích cực tham gia các cuộc họp thôn hơn là nam giới.

Đối với các hoạt động sản xuất (phân công lao động trong gia đình), phụ nữ thường đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn nam giới như nuôi con, chăm sóc con cái, quét dọn và giặt giũ, kiếm củi, gánh nước và kiếm thức ăn cho gia súc. Nam giới phụ trách việc sửa chữa nhà cửa và thu hái lâm sản. Phụ nữ cũng tham gia các việc dành cho nam giới nhưng với mức độ ít hơn. Tuy nhiên về nông nghiệp thì phụ nữ làm nhiều hơn như phát dọn, tỉa, làm cỏ, thu hoạch, chăn nuôi...

Việc quản lý các nguồn lực chủ yếu do nam giới nắm giữ, chẳng hạn sử dụng các lâm sản, đất/quyền sử dụng đất, quyết định về đầu vào cho sản xuất, tiếp cận đến thông tin và kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, hoa lợi và các quyết định khác trong sản xuất. Tất cả các vị trí lãnh đạo khác trong xã đều có phụ nữ tham gia.

+ Nguồn thu nhập chính của người dân là làm nông nghiệp (trồng chuối, sắn, chăn nuôi gia súc và gia cầm) và làm công chức nhà nước. Thu nhập trung bình người dân theo lãnh đạo xã cho biết là khoảng 2,4 triệu VND/lao động/ năm (trung bình 2 lao động/hộ). Khoản chi chính trong gia đình là dành cho lương thực (70%). Một người dân được coi là khá giả trong thôn nếu họ có nhà, trâu, làm lâm nghiệp, xe máy, thu nhập trung bình khoảng 5 đên 6 triệu đồng và con cái họ được đi học.

Người dân tham gia trồng rừng theo dự án Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ, ngoài ra có một số hộ dân tự bỏ vốn để trồng cây Keo Tai tượng nhưng hầu hết chưa đến tuổi khai thác.

Theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH giai đoạn 2011-2015 (thu nhập trung bình dưới 400.000VND/người/tháng) thì có 485 hộ gia đình thuộc diện nghèo, chiếm trên 71,6%. Ngoài ra còn có 15,8 % số hộ cận nghèo.

Tình trạng thất nghiệp nói chung ở các vùng núi và xã Trà Dơn nói riêng còn khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là các cơ hội việc làm tại xã không có nhiều, đặc biệt là cho thanh niên và phụ nữ. Nhất là khi không có vụ mùa, khi rảnh rổi họ thường đi thu hái lâm sản phụ như: Mây, bông đót đi chài lưới trên các sông suối để kiếm thêm thu nhập

3. Kinh tế - xã hội

Với mật độ dân số của 33 người/km2, hầu hết các hộ gia đình đều có rẫy để trồng lúa, ngô, sắn, chuối và một số loại hoa màu khác như Mè, đậu xanh, những khu ven song suối còn nhiều diện tích có khả năng khai hoang làm ruộng lúa nước tập trung. Ngoài canh tác nương rẫy, hộ gia đình cũng duy trì vườn nhà để trồng cây ăn quả, rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt...

Những khu vực đất dọc đường liên xã Trà Dơn - Phước Thành, đường đi thôn 2 xã Trà Dơn cũng được người dân tổ chức trồng cây Keo tai tượng, Sao đen theo nguồn hỗ trợ của Chương trình Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ, Dự án Bảo vệ và phát triển rừng; ngoài ra có một số hộ dân tự bỏ vốn để trồng. Tuy nhiên kỹ thuật trồng chưa cao, khả năng chăm sóc hạn chế nên tỉ lệ thành rừng thấp. Toàn xã có trên 50 ha rừng trồng.

Sản phẩm nông nghiệp tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân. Những sản phẩm được người dân đem trao đổi chủ yếu là các loại lâm sản ngoài gỗ như: Quế, Mây nước, bông đót, măng Lồ ô, mật ong và các loại nấm rừng, nhưng với số lượng ít, các sản phẩm này được trao đổi với các tư thương từ đồng bằng lên. Lâm sản ngoài gỗ được trao đổi nhiều nhất là Quế, giá hiện nay khoản 20.000 đồng đến 30.000đồng/kg, đót khoảng 2.500đ/kg.

5. Cơ sở hạ tầng

Xã Trà Dơn là xã có tuyến đường liên xã Trà Dơn-Trà Leng đây là tuyến đường chính để các phương tiện giao thông hoạt động, vận chuyển hàng hóa, ngoài ra còn có các tuyến đường liên thôn đi thôn 2, thôn 3. Tuy nhiên hầu hết đều bị xuống cấp, hư hại vào mùa mưa.

Đối với hệ thống nước sinh hoạt, tất cả các thôn đều có hệ thống nước tự chảy nhưng do thiên tai nên xuống cấp, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, chỉ còn 4 hệ thống hoạt động tốt; tại thôn 2 hư hại nặng, người dân phải tự làm lại hệ thống. Còn nhiều hộ gia đình sử dụng nước từ dòng suối để uống, sinh hoạt và thủy lợi. 1/5 thôn trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia với số hộ là 200, các hộ còn lại phần lớn là dùng thủy điện nhỏ tại các sông suối (điện thủy luân)

Riêng 4 thôn còn lại, do cách trở về mặt địa lý, đường giao thông chưa được nhà nước đầu tư nên chưa có điện, cần phải có quan tâm hỗ trợ của các chương trình, dự án để người dân trên địa xã Trà Dơn được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trường học

Số trường

Số phòng

Số giáo viên

Mẫu giáo

1

11

15

Tiểu học

1

8

45

Trung học

1

8

27







Thăm dò ý kiến


Để tiến tới 1 nền hành chính phục vụ nhân dân thì làm công việc nào trước?



Kết quả bình chọn

Để tiến tới 1 nền hành chính phục vụ nhân dân thì làm công việc nào trước?

Cải cách hành chính
 
66.7%
2 Phiếu
Ứng dụng CNTT
 
33.3%
1 Phiếu
Song song
 
0%
0 Phiếu
Tổng cộng: 3 Phiếu
X

Liên kết webiste

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ DƠN - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Xã Trà Dơn - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)